Hội thảo trực tuyến "Kinh nghiệm xây dựng năng lực tổ chức đạt CMMI"

Sáng 27/08/2020, Liên minh VNITO, QTSC đã phối hợp với công ty NashTech Việt Nam tổ chức hội thảo trực tuyến "Kinh nghiệm xây dựng năng lực tổ chức đạt CMMI" cho các công ty đang có nhu cầu đạt chứng nhận CMMI. Hội thảo trực tuyến được tổ chức trên nền tảng của giải pháp cộng tác trực tuyến (hoptructuyen.qtsc.com.vn) do QTSC và đối tác cung cấp.

Hội thảo trực tuyến đã thu hút hơn 100 người tham gia và gần 30 câu hỏi được đặt ra cho diễn giả là bà Ly Võ – QA Director, công ty NashTech. Tại buổi hội thảo trực tuyến, bà Ly đã chia sẻ nhiều chủ đề quan trọng như: Giới thiệu CMMI Dev phiên bản 2.0 và những điểm khác biệt so với phiên bản trước; Làm thế nào tối ưu hoá quy trình, tối ưu hoá chất lượng để đạt CMMI; Kinh nghiệm để đạt được CMMI level cao hơn; Kinh nghiệm để đánh giá thành công CMMI Dev 2.0 Level 5.

 Hình 1: Những thành phần chủ yếu cần lập kế hoạch để đạt CMMI 2,3

Hình 1: Những thành phần chủ yếu cần lập kế hoạch để đạt CMMI 2,3

Theo bà Ly, CMMI không chỉ ứng dụng cho các công ty CNTT mà còn được áp dụng cho tất cả những công ty sản xuất trong các lĩnh vực khác, CMMI giúp các công ty cải thiện năng lực tổ chức, tối ưu hóa quy trình để đạt được nhiều mục tiêu đề ra. Vì vậy khi các công ty muốn đạt CMMI thì trước tiên phải xác định được 4 thành phần chủ yếu:

  • Why: tại sao bạn muốn đạt CMMI, mục tiêu lấy chứng nhận để cải tiến quy trình, để tăng hiệu suất, để tổ chức sản xuất hiệu quả hơn.
  • How: cách công ty bạn sẽ cải tiến như thế nào, cải tiến cách tổ chức của công ty để đạt được chứng nhận đó. CMMI chỉ đưa ra câu hỏi Why, còn How – làm như thế nào thì phụ thuộc vào mô hình hoạt động của chính doanh nghiệp đó. Quy trình đó phải phù hợp với năng lực, văn hóa tổ chức của chính công ty đó, không có một khuôn mẫu lý tưởng cho tất cả các công ty.
  • Who: bộ phận nào sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đạt được mục tiêu lấy chứng nhận, thông thường thì đó chính là bộ phận Q&A và đại diện các bộ phận cấu thành của công ty.
  • What: làm như thế nào và thay đổi những quy trình nào thì cũng phải dựa vào chính công ty đó, bao gồm sự thay đổi từ CEO đến từng nhân viên của từng bộ phận.

Hình 2: Những hạng mục cần chuẩn bị để nâng cấp từ CMMI 2,3 lên CMMI 4,5

Hình 2: Những hạng mục cần chuẩn bị để nâng cấp từ CMMI 2,3 lên CMMI 4,5

Ông Nguyễn Khánh Chí – Giám đốc quan hệ khách hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của NashTech cho biết: CMMI là mô hình cải tiến, phụ thuộc mục đích, tầm nhìn, mục tiêu kinh doanh cụ thể của mỗi công ty. Giai đoạn triển khai quan trọng nhất là đánh giá năng lực hiện tại so với chuẩn mục tiêu công ty muốn hướng tới, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của công ty, lên kế hoạch cho những công việc phải cải tiến. Sau đó là công đoạn thống kê số liệu và cuối cùng là chuẩn bị báo cáo kết quả thẩm định.

Trước tiên, muốn đạt CMMI thì công ty phải đánh giá năng lực của mình, điều này không phụ thuộc vào số lượng nhân sự của các công ty (từ 15 – 25 nhân sự cũng có thể đạt CMMI). Từ CMMI 1-3 thường tập trung vào tổ chức, xây dựng và hình thành thói quen làm việc theo quy trình chuẩn của các nhân viên. Các quy trình đó phải phù hợp với văn hóa công ty và nhân viên thấy thuận tiện khi làm việc trong quy trình đó.

Từ CMMI 2,3 lên CMMI 4,5 thì đòi hỏi mọi thứ phải có định lượng rõ ràng, dữ liệu sẽ phản ánh được điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Mức độ  4,5 yêu cầu phải có định lượng,  phải dùng lịch sử dữ liệu để xem việc lên kế hoạch về tính khả thi, mang lại hiệu quả thực sự cho công ty.

Khi được hỏi về kinh nghiệm đạt CMMI 5 của NashTech thì bà Ly chia sẻ thêm: Chuẩn bị lấy CMMI Level 5 hầu hết các hoạt động quản lý, thống kê đều dựa trên kết quả của số liệu. Vì vậy, điều quan trọng là các công ty phải chuẩn bị nguồn lực: bổ sung hệ thống quản lý, đo lường; kỹ thuật về thống kê; có nguồn nhân lực hiểu sâu, hiễu rõ về thống kê.

Xem thêm tin tức:

Chuỗi QTSC

Thành viên QTSC