Chương trình tư vấn trực tuyến “Cách phòng chống dịch bệnh do Corona virus gây ra”

Chiều 12/02/2020, QTSC đã tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến về “Cách phòng chống dịch bệnh do Corona virus gây ra” tại tòa nhà QTSC Building 1 và trực tuyến trên facebook của Công viên phần mềm Quang Trung.

Buổi tư vấn do bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – BS CK1 khoa cấp cứu hồi sức, Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trực tiếp trả lời đã thu hút sự tham gia của đại diện hơn 10 doanh nghiệp lớn tại QTSC và tính đến 9g00 ngày 13/02/2020, buổi livestream trực tuyến đã tiếp cận được 15.961 người, 5.416 lượt tương tác, 118 lượt chia sẻ và 8.253 lượt xem và những số liệu này vẫn đang tiếp tục tăng.

Hình 1: Toàn cảnh buổi tư vấn tại QTSC building 1 

Hình 1: Toàn cảnh buổi tư vấn tại QTSC building 1

Trong suốt 90 phút của chương trình tư vấn trực tuyến, bác sĩ Ngọc Bích đã trả lời hơn 30 câu hỏi của các doanh nghiệp tham dự buổi tư vấn tại QTSC và khán giả theo dõi trên facebook của Công viên phần mềm Quang Trung.

Các câu hỏi của các doanh nghiệp tham gia trực tiếp tại QTSC Building 1:

  1. Thưa bác sĩ Ngọc Bích, Dịch cúm Corona hay dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Covid-19 gây ra đang diễn ra rất nghiêm trọng, Công viên phần mềm Quang Trung đã thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức cũng như trang bị nhiều trang thiết bị giúp ích cho công tác phòng chống bệnh như: khuyến khích cán bộ công nhân viên đeo khẩu trang y tế khi đến những khu vực đông người, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn, uống nhiều nước và vitamin C để tăng sức đề kháng, cung cấp khu vực cách ly tạm thời đối với người nghi nhiễm bệnh,... Theo bác sĩ, những công tác phòng, chống như vậy đã đủ chưa?
  2. Đối với dân công sở, đeo khẩu trang suốt ngày khi làm việc, trao đổi rất khó chịu, theo bác sĩ có nhất thiết phải đeo khẩu trang suốt 8 tiếng làm việc tại cơ quan không?
  3. Hầu hết người dân đang đeo khẩu trang sai cách, xin bác sĩ hãy hướng dẫn khi nào cần đeo khẩu trang, cách đeo khẩu trang đúng cách?
  4. Theo chúng tôi được biết, virus Covid-19 chủ yếu lây qua đường hô hấp, tuy nhiên hiện nay có một số thông tin cho biết dịch lây lan qua đường bài tiết, xin bác sĩ giải thích rõ cơ chế lây lan của virus?
  5. Trong trường hợp công ty có 1 người nghi nhiễm virus Covid-19 khi có các triệu chứng ho, sốt cao và từng đi qua các vùng dịch như Trung Quốc, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Nha Trang nhưng chưa có kết quả xét nghiệm cụ thể của bệnh viện thì bản thân nhân viên đó phải cách ly, vậy tất cả các nhân viên làm việc trong các tòa nhà đó, hoặc làm việc trong cùng 1 tầng của tòa nhà có phải tự cách ly (nghỉ làm) hay chỉ 1 bộ phận nào đó?
  6. Phải ăn uống, bổ sung dinh dưỡng như thế nào trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra hiện nay?
  7. Bạn Trần Ngọc Minh – công ty TMA Solutions: Nếu một người nào đó bị nhiễm ho, hắt xì hoặc bằng 1 cách nào đó nước bọt của họ bắn lên thức ăn/thức uống của chúng ta, thì khi ta ăn/uống vào, chúng ta có bị nhiễm không ạ? Theo em được biết là Corona chỉ lây sang theo đường hô hấp thôi, còn nếu theo đường tiêu hóa, virus khi vào bụng của ta sẽ bị acid tiêu diệt. Tuy nhiên, theo một số thông tin trên những trang báo mạng uy tín (như VnExpress) thì virus Corona vẫn có thể lây qua đường tiêu hóa. Hy vọng Bác sĩ có thể giúp em làm rõ câu hỏi này ạ, nếu nó thật sự có thể lây qua đường tiêu hóa thì tỉ lệ ta bị nhiễm là bao nhiêu ạ (so với lây qua đường hô hấp)?
  8. Làm sao để phát hiện ca nhiễm bệnh nhanh nhất trong văn phòng để tránh lây lan?
  9. Nhân viên đã đi qua các vùng bị dịch trong nước/ngoài nước có nên ở nhà để tự cách ly không? Nếu có thì trong vòng bao lâu?
  10. Những vật dụng được cầm bởi người nhiễm/nghi ngờ nhiễm corona thì có khả năng trở thành vật lây nhiễm cho người khác không? Ví dụ như: một tờ giấy được chuyền tay bởi nhiều người, cây viết chuyền nhau,...
  11. Phun khử trùng văn phòng có tác dụng gì trong việc phòng virus corona? (theo như phân tích thuốc khử trùng chỉ có tác dụng trong vài giờ đồng hồ) Cách phun khử trùng đúng? (mở cửa thông 2 đầu, phun bề mặt bàn ghế? Sao bao lâu kể từ khi phun khử trùng thì có thể làm việc được bình thường?...)

 Hình 2: Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – BS CK1 khoa cấp cứu hồi sức, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang trả lời câu hỏi của khán giả

Hình 2: Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – BS CK1 khoa cấp cứu hồi sức, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang trả lời câu hỏi của khán giả

Một số câu hỏi đặt cho bác sĩ trên facebook của chương trình: https://www.facebook.com/quangtrungsoftwarecity/videos/228153311683948 

  1. FB Thu Lành: người bị nhiễm nCoV, chữa trị hết rồi có thể bị mắc lại không?
  2. FB Nguyễn Văn Dinh: Khi bệnh nhân nhiễm, chết thì nCoV có mất không ?
  3. FB Do Thanh Hai: Bác sĩ cho mình hỏi, bổ sung thực phẩm có tăng cường sức đề kháng mỗi ngày thì có hạn chế lây nhiễm nCov hoặc các loại cúm khác không?
  4. FB Tri Hoang Minh: Bác sĩ cho hỏi, với môi trường không khí lưu thông trong các tòa nhà kính, sử dụng hệ thống máy lạnh trung tâm, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh cúm nCoV, biện pháp tốt nhất nên làm gì trước tiên để hạn chế sự lây lan và bảo vệ những người cùng làm việc trong cùng tòa nhà. Cám ơn bác sĩ.
  5. FB Trần Đăng Phát:Trường hợp phát hiện có ca dương tính với corona trong tòa nhà thì các hành động tiếp theo tòa nhà cần làm là những gì? Có cách ly hết công ty không?
  6. FB Tuấn Anh Trần: Xin bác sĩ chia sẻ giúp về cơ chế virus Corona lây lan như thế nào?
  7. FB Nghĩa Lê: Trên báo đang đưa tin, gia đình 9 người ở Hong Kong nhiễm virus corona sau buổi ăn lẩu chung. Vậy mỗi thành viên trong gia đình nên có 1 bộ đũa muỗng riêng, ăn uống riêng để tránh nguy cơ lây nhiễm ạ?
  8. FB Jenny Nguyen: Theo tư vấn bác sĩ thì virut corona không thể tồn tại được trên 30 độ và bị chết bởi tia cực tím vậy theo bác sĩ mọi người có nên tắm nắng để tăng cường sức đề kháng không? Cám ơn bác sĩ.
  9. FB Phạm Tâm: Thưa bác sĩ, trước đó, tại một cuộc họp báo ở Thượng Hải (Trung Quốc) ngày 08/02/2020 thì có một nguồn thông tin cho biết các chuyên gia y tế và phòng ngừa dịch đã xác định nCoV có thể lây qua aerosol, mong bác sĩ giải thích rõ hơn về aerosol (khí dung) này, trong không khí tự nhiên có tồn tại khí dung này không? Cám ơn bác sĩ.
  10. FB Trương Hoàng Thanh Trúc: Thưa bác sĩ, khi nào chúng ta nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có bị nhiễm virut corona hay không ?
  11. FB Thanh Thuy: Theo thông tin đầu tuần sau, học sinh – sinh viên ở các trường học sẽ đi học lại, không biết khi đó có thể bùng lên dịch mới không thưa bác sĩ? Tôi vẫn đang rất phân vân có nên cho con mình đến trường không, vì bé còn trong độ tuổi mầm non, khả năng giữ gìn vệ sinh cá nhân phòng chống dịch còn thấp.
  12. FB Huỳnh Đức: Thưa bác sỹ, chích ngừa cảm cúm thường có giúp sinh kháng thể hỗ trợ chống nCoV không?
  13. FB Thu Loan: Thưa bác sĩ! Khi đi học lại: Giáo viên học sinh có cần thiết phải đeo khẩu trang không? Cảm ơn bác sĩ
  14. FB QTSC: Sử dụng dầu tràm trên khẩu trang có phòng bệnh được không thưa bác sĩ?

 Hình 3: Bác sĩ Bích đang hướng dẫn khán giả cách đeo khẩu trang đúng chuẩn

Hình 3: Bác sĩ Bích đang hướng dẫn khán giả cách đeo khẩu trang đúng chuẩn

Tất cả các câu hỏi trên đều được bác sĩ Bích trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, giải đáp được rất nhiều thắc mắc của mọi người xung quanh vấn đề phòng chống dịch do corona virus (Covid-19) gây ra. Quí vị quan tâm có thể xem lại buổi tư vấn theo đường link dưới đây:

https://www.facebook.com/quangtrungsoftwarecity/videos/228153311683948 

Sau khi nghe câu trả lời của bác sĩ về các phương pháp phòng chống dịch cúm do virus Corona (tên mới là Covid-19) gây ra, thì tốt nhất là phòng dịch hơn chống dịch – thực hiện đúng các khuyến cáo của Bộ Y tế. Quan trọng là luôn giữ thái độ lạc quan, tích cực khi chống lại dịch bệnh. Sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, luôn cảnh giác với mầm bệnh khi ra nơi công cộng thì không có gì đáng lo ngại.

Nguồn: QTSC

Xem thêm tin tức:

Chuỗi QTSC

Thành viên QTSC