Hệ thống POD phục vụ công tác sàng lọc bệnh nhân ở các bệnh viện tại TP.HCM

Hiện tại, trong ngành y tế, các điều dưỡng, bác sĩ đang làm việc quá tải là một vấn đề lớn. Đó không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà là vấn đề của cả khu vực. Việc ứng dụng CNTT trong các công tác quản lý và điều hành bệnh viện luôn được các bệnh viện ưu tiên.

Hệ thống thu thập thông tin về sức khoẻ POD (Personal Online Docket) do công ty Alta Software có văn phòng tại QTSC R&D Labs tại Công viên phần mềm Quang Trung phát triển đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của các nhân viên y tế trong bệnh viện, các cơ sở y tế. Đây là sản phẩm thiết bị phần cứng theo dạng checkin kiosk (một hình thức hành khách tự phục vụ) dành cho các bệnh viện, phòng khám với hy vọng có thể làm giảm tải công việc cho các y bác sĩ trong việc khám chữa bệnh.

Hệ thống cho phép việc lấy chỉ số sinh tồn như chiều cao, cân nặng, nhiệt độ, huyết áp, và nồng độ Oxy trong máu của người khám bệnh. Hệ thống mở và có thể tích hợp được với các hệ thống quản lý bệnh viện (HIS) của các bệnh viện, phòng khám và có thể chuyển tiếp các chỉ số sinh tồn của người đi khám bệnh vào thẳng các hệ thống kế tiếp của bệnh viện. Các địa điểm lắp đặt thử nghiệm: Trung tâm Hỗ trợ Dự án và Đổi mới sáng tạo (GIC) bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Thống Nhất.

 Hình 1, 2: Với thiết bị POD, người đi khám bệnh có thể sử dụng một cách rất dễ dàng mà không cần phải có sự trợ giúp của bất kỳ điều dưỡng y tá nào Hình 1, 2: Với thiết bị POD, người đi khám bệnh có thể sử dụng một cách rất dễ dàng mà không cần phải có sự trợ giúp của bất kỳ điều dưỡng y tá nào

Hình 1, 2: Với thiết bị POD, người đi khám bệnh có thể sử dụng một cách rất dễ dàng mà không cần phải có sự trợ giúp của bất kỳ điều dưỡng y tá nào

Nói về hiệu quả của hệ thống POD, PGS.TS.BS Phạm Lê An - Trưởng Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết: Đầu tiên bài toán đặt ra là lấy dấu hiệu sinh tồn một cách chính xác và an toàn cho người bệnh bao gồm các chỉ số: mạch, huyết áp, nhiệt độ, cân nặng, chiều cao. Sau đó, dữ liệu được gửi về được lưu trữ một cách an toàn và bảo mật. Đối với người bệnh, ngay trong mùa dịch người bệnh cũng có thể tự động lấy thông số, tự động đo và tự động khai báo y tế. Và nếu như cảm nhận người bệnh có vấn đề thì cần phải đưa đi cách ly ngay chứ không cần phải vào khu vực bệnh nhân đông, tránh lây nhiễm chéo.

Bên cạnh đó còn một bài toán nữa đó là nhận diện khuôn mặt. Các bệnh nhân thường có Bảo hiểm y tế, việc nhận diện được khuôn mặt của bệnh nhân sẽ giúp nhanh chóng kết nối với hồ sơ sức khỏe điện tử của bệnh nhân hoặc là bệnh án điện tử trong bệnh viện. Từ đó dữ liệu được tổng hợp một cách toàn diện và liên tục và nếu bệnh nhân đi tái khám cũng rất nhanh

 Hình 3: PGS.TS.BS Phạm Lê An - Trưởng Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Bệnh viện Đại học Y Dược

Hình 3: PGS.TS.BS Phạm Lê An - Trưởng Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Bệnh viện Đại học Y Dược

 

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập website: https://altasoftware.vn 

Xem thêm tin tức:

Chuỗi QTSC

Thành viên QTSC