1. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an toàn. Có nền kinh tế phát triển nhanh, tăng trưởng bình quân 6 – 7% trong suốt 5 năm qua.
2. Vị trí chiến lược thuận lợi: chỉ trong vòng 4 giờ bay có thể tiếp cận trên 50% dân số toàn cầu. Là cửa ngõ quan trọng thâm nhập vào khu vực Mekong với trên 250 triệu dân (bao gồm Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar và các tỉnh phía Nam Trung Quốc).
3. Thị trường có sức tiêu thụ mạnh với hơn 96,9 triệu dân (xếp hạng 14 trên thế giới) và độ tuổi trung bình chỉ 32,5.
4. Việt Nam đứng thứ 48 trong số 157 quốc gia về chỉ số vốn nhân lực (HCI), cao nhất trong số các nước thu nhập trung bình, đứng thứ hai ASEAN sau Singapore. (The World Bank 2019)
5. Thu hút nhiều tập đoàn công nghệ thông tin đầu tư: IBM, Toshiba, Hitachi, NEC, Sharp, Microsoft, CSC, Cisco, HP, AVAYA, ShoreTel,…
6. Việt Nam sẽ dẫn đầu ASEAN về tăng trưởng chi tiêu bình quân đầu người ở mức trung bình 60% dân số từ năm 2016 đến năm 2021, với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,1%. (PcW Vietnam - 2018)
7. Tỷ lệ dân số Việt Nam được phủ sóng 4G trong năm 2018 là 95,3%. (Sách trắng CNTT 2019)
8. Tại Việt Nam, có 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và tiếp tục tăng mỗi năm. Việt Nam có tỷ lệ các công ty khởi nghiệp cao thứ ba ở Đông Nam Á. Số lượng lập trình viên, kỹ sư và doanh nhân trẻ ngày càng tăng lên.
9. Hiện nay Việt Nam có khoảng 973.692 kỹ sư CNTT, với 149 trường đại học, 412 trường cao đẳng và trung cấp nghề đào tạo ngành CNTT. (Sách trắng CNTT 2019)
10. Được các tổ chức tư vấn xếp hạng Việt Nam cao trong lĩnh vực CNTT:
11. Thị trường công nghệ thông tin tăng trưởng bình quân từ 20% - 25%/năm. Chính phủ cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin và hướng đến mục tiêu trở thành Top 10 quốc gia dẫn đầu về cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số.